Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, ngoài việc tạo dựng được một chiến lược kinh doanh hợp lý thì việc xác định được các đối tượng khách hàng tiềm năng là điều cực kỳ quan trọng. Khách hàng chính là cốt lõi của các giá trị kinh doanh.
Để có thể phát triển và tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp cần phải kết hợp được việc nâng cao chất lượng dịch vụ với việc xác định các các loại khách hàng. Nhưng trước hết các doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng tiềm năng là gì? Khách hàng này thường xuất hiện ở đâu? Làm thế nào để tiếp cận hiệu quả? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tingting để có thêm cho mình những thông tin chi tiết.
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là thuật ngữ được dùng để chỉ những cá nhân học tổ chức chưa mua hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp những đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
Khác với nhóm đối tượng đã sử dụng sản phẩm, nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng thường cần có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông tin của sản phẩm cũng như chất lượng chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, không phải ai có nhu cầu tìm hiểu thông tin sản phẩm cũng thuộc tệp khách hàng tiềm năng. Dựa vào mô hình phễu marketing, có thể xác định loại khách hàng này với các yếu tố sau:
- Những người chưa biết đến thương hiệu hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp trước đó.
- Những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu giải pháp hoặc có vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
- Người đang phân vân lựa chọn và so sánh các sản phẩm giữa doanh nghiệp của bạn và doanh nghiệp của các đối thủ khác.
- Khách hàng đã mua hoặc sử dụng sản phẩm mà công ty đối thủ của bạn cung cấp.
2 yếu tố chính để bạn có thể xác định được các khách hàng tiềm năng:
- Những người phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn vẽ ra
- Những đối tượng mà bạn có thể thuyết phục họ sử dụng sản phẩm mà bạn cung cấp và biến họ thành những khách hàng trung thành.
>>> Có liên quan: Bạn đã nắm rõ quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng chưa?
2. Các cách để hiểu hơn về khách hàng tiềm năng
Trong thời buổi phát triển như hiện nay, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính và có nhiều sự lựa chọn hơn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần có sự kết nối với các khách hàng để hiểu hơn về họ, từ đó mà các chiến lược Marketing và các chiến lược chăm sóc khách hàng được hoàn thiện hơn.
Một số phương pháp giúp các doanh nghiệp có thể hiểu hơn về Potential Customers:
- Phỏng vấn các khách hàng hiện có: Đây có thể là nhóm các khách hàng tiềm năng trước đó. Chính vì vậy mà doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để hiểu được tại sao khách hàng lại lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Từ đó có thể phát huy được các điểm mạnh của doanh nghiệp.
- Phân tích dữ liệu website: Để hiểu được khách hàng thông qua việc phân tích website, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau: Xu hướng hành vi của khách hàng khi truy cập website? Họ thường click vào những mục nào? Thời gian khách hàng ở lại website của bạn? Nội dung nào được họ quan tâm nhất trên website? Họ tìm kiếm từ khóa nào trên website?
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Việc nghiên cứu và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” luôn là châm ngôn hàng đầu trong kinh doanh. Từ những hiểu biết về đối thủ, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược sao cho hợp lý.
- Sử dụng công cụ Google Alert: Google Alert là một trong những công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng cực kỳ hiệu quả. Nhờ vào công cụ này bạn có thể hiểu thêm về các hoạt động, sự quan tâm của khách hàng thông qua thanh tìm kiếm.
3. Các phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
3.1 Sử dụng nguồn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Khách hàng cũ và khách hàng hiện tại là một nguồn tài nguyên tuyệt vời mà các doanh nghiệp có thể khai thác vì họ đã từng sử dụng các sản phẩm của bạn nên việc tiếp cận họ trở nên rất dễ dàng. Việc tận dụng nguồn khách hàng thân thiết là một phương pháp cực kỳ thông minh để bạn có thể sở hữu được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Từ những khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể rút ra được các kinh nghiệm để thu thập nội dung cho một chiến lược bán hàng trong tương lai. Ngoài cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, khách hàng hiện tại có thể giới thiệu sản phẩm của bạn đến với mọi người xung quanh.
3.2 Giới thiệu sản phẩm thông qua các sự kiện
Các buổi workshop, hội chợ hay sự kiện là những địa điểm tuyệt vời để doanh nghiệp tìm kiếm Potential Customers. Những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm sẽ tìm kiếm đến những nơi này để biết thêm thông tin. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các cách tìm khách hàng tiềm năng hơn.
3.3 Tìm kiếm thông qua các đối thủ cạnh tranh
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc liệt kê và tìm hiểu thông tin từ các đối thủ của mình luôn là việc rất thông minh. Hãy xem xét các nghiên cứu của họ và hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình, cũng như lý do tại sao họ đã chọn đối thủ cạnh tranh của bạn trong quá khứ.
Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh không phải để doanh nghiệp của bạn sao chép lại những gì họ đã làm mà để bạn hiểu được họ đang làm gì, từ đó rút được kinh nghiệm và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
3.4 Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua báo chí
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời buổi khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bạn không nên đầu tư phát triển quá nhiều vào hình thức quảng bá này. Hãy thử nghiệm với một vài mẫu quảng cáo nhỏ và đã được phân loại để xem hiệu quả thế nào rồi hãy tiếp tục đầu tư.
3.5 Sử dụng các mạng xã hội chuyên nghiệp
Các trang mạng xã hội chuyên nghiệp như Facebook, Zalo luôn nhận được một lượng lớn người truy cập trong ngày. Chính vì vậy, đây luôn là kênh hỗ trợ các doanh nghiệp biết rõ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Thông qua mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể nắm được các xu hướng nổi bật hiện nay. Đồng thời, có thể đặt ra những câu hỏi và nhận được câu trả lời thực tế, toàn diện để hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của họ.
Các kênh mạng xã hội này cũng là một cách tuyệt vời để nâng cao chất lượng dữ liệu của bạn và tìm kiếm được Potential Customers cho bạn và doanh nghiệp.
Zalo ZNS là một trong những hình thức giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing qua tin nhắn Zalo. Qua đó sẽ giúp các công ty và doanh nghiệp có hướng chăm sóc khách hàng hiệu quả và thuận lợi hơn. Từ đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận được một số lượng khách hàng tiềm năng lớn.
>>> Có liên quan: 8+ Bí quyết chăm sóc khách hàng trên zalo mà các doanh nghiệp cần học hỏi
4. Tingting – Đơn vị cung cấp dịch vụ Zalo ZNS uy tín
Tingting tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Zalo ZNS uy tín, giúp các doanh nghiệp có được một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách đơn giản và nhanh chóng. Tingting cam kết:
- Cung cấp dịch vụ chất lượng nhất.
- Giá thành phải chăng, cạnh tranh trên thị trường.
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn túc trực 24/7 giúp giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số cách để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Ting Ting để nhận được sự tư vấn nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.