Microsoft
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả với 3 bước cơ bản

Khách hàng mục tiêu gì, đóng vai trò như thế nào trong các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của doanh nghiệp? Đây chắc chắn là điều mà các Marketer rất quan tâm và đặc biệt chú ý tới. Bởi chỉ khi xác định được khách hàng mục tiêu, bạn mới có thể đưa ra được những thông điệp muốn hướng đến.

Vậy cần làm gì và có những cách nào để xác định được tập khách hàng mục tiêu, vẽ chân dung khách hàng mục tiêu? Hãy theo dõi bài viết sau đây của TingTing để có thể tìm hiểu toàn diện về cách xác định khách hàng mục tiêu nhé!

1. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.

Những khách hàng này dễ có khả năng quan tâm và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp so với những đối tượng khách hàng khác. Chính vì thế khách hàng mục tiêu cũng là nhóm người được doanh nghiệp tập trung tiếp cận bằng các hoạt động marketing. Các hoạt động tiếp thị hướng tới đối tượng này thường đánh vào những đặc điểm chung của họ như: lối sống, thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, thói quen tiêu dùng,…

Do đặc điểm dễ dàng quan tâm và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nên doanh nghiệp không cần mất quá nhiều nguồn lực để thuyết phục họ mua hàng. Tiếp cận các đối tượng này đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ không cần khai mở nhận thức cũng như giới thiệu quá nhiều về những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Những gì doanh nghiệp cần làm để tiếp cận nhóm đối tượng này là nâng cao độ nhận diện thương hiệu và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Tìm kiếm khách hàng mục tiêu dựa trên các đặc điểm chung
Tìm kiếm khách hàng mục tiêu dựa trên các đặc điểm chung

>>> Có liên quan: Zalo marketing – Phương pháp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng

2. Khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu khác nhau như thế nào?

Đây là 2 khái niệm rất dễ nhầm lẫn. Để hiểu rõ về sự khác biệt giữa Khách hàng mục tiêu và Thị trường mục tiêu, hãy cùng tìm hiểu qua 2 khái niệm dưới đây:

  • Thị trường mục tiêu hay còn được biết đến là target market là thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Thị trường mục tiêu thường được lựa chọn liên quan đến các yếu tố như: Nhu cầu sử dụng, khả năng tiếp cận, yêu cầu, khả năng chi trả,…
  • Khách hàng mục tiêu, như đã nói ở trên, đó là một nhóm khách hàng cụ thể dễ dàng tiếp cận hơn bằng các công cụ marketing và quảng cáo.

Như vậy sự khác biệt lớn nhất giữa thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là: Thị trường mục tiêu là nơi doanh nghiệp bán được sản phẩm để gia tăng doanh số và lợi nhuận. Còn Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp định hướng để truyền tải những thông điệp quảng cáo, marketing đến họ. Mục đích của những công cụ này là nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng hiệu suất chuyển đổi.

Tìm kiếm khách hàng mục tiêu là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp
Tìm kiếm khách hàng mục tiêu là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp

3. Tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu? 

Việc xác định tập khách hàng mục tiêu mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Cải thiện quan hệ với khách hàng

Chính việc tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể nên các hoạt động bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp được tối ưu hóa để phù hợp riêng với những khách hàng đó. 

Cùng với sự thấu hiểu trong quá trình khoanh vùng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ biết khách hàng cần gì ở mình, bản thân doanh nghiệp cần cải thiện điều gì để mang lại sự hài lòng cho nhóm khách hàng mục tiêu của mình. 

Chăm sóc và cải thiện mối quan hệ với khách hàng
Chăm sóc và cải thiện mối quan hệ với khách hàng
  • Cải tiến sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ

Khi đã thấu hiểu khách hàng của mình cần gì, doanh nghiệp sẽ hiểu được sản phẩm của mình còn những khuyết điểm gì có thể cải tiến để tối đa hóa sự thỏa mãn từ khách hàng.

Việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu để việc phát triển sản phẩm đi đúng hướng nhất.

  • Tối ưu các hoạt động marketing

Nắm được những nhu cầu và tâm lý của khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch marketing nhắm chính xác vào những đặc điểm đó khiến khách hàng dễ dàng thực hiện hành vi mua hàng và hậu mua hàng. Nguồn thông tin thu được cần được xử lý khéo léo để đưa ra những chiến dịch tiếp thị chính xác và hiệu quả hơn. 

Tập khách hàng mục tiêu là số nhỏ sau khi đã sàng lọc sẽ giúp tiết kiệm ngân sách chạy quảng cáo cho doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hiệu quả chuyển đổi với mức chi phí tối ưu nhất.

Tối ưu hoá hoạt động marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu
Tối ưu hoá hoạt động marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu
  • Nắm rõ và phát huy những lợi thế cạnh tranh

Những doanh nghiệp tập trung xây dựng những chiến dịch nhắm tới một nhóm khách hàng cụ thể và hiểu rõ những khách hàng đó luôn có thể phản ứng nhanh chóng hơn để đón đầu những khách hàng tiềm năng nhất. Việc hành động sớm, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có lợi thế hơn so với đối thủ.

4. Các bước xác định khách hàng mục tiêu chính xác

Sau khi thấy được sự quan trọng của xác định mục tiêu, một câu hỏi được đặt ra đó là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể phân tích thông tin một cách hiệu quả và chính xác?

Trong bài viết này, chúng tôi gợi ý phương pháp vẽ chân dung khách hàng – Một phương pháp xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Cách để xác định được khách hàng mục tiêu
Cách để xác định được khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng là bức tranh tổng quát mô tả đặc điểm của khách hàng mục tiêu lý tưởng bao gồm những đặc điểm: độ tuổi, sở thích, nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý, hành vi mua hàng,… Chân dung này được vẽ lên bởi việc phân tích những dữ liệu thực tế, số liệu nghiên cứu thị trường, phỏng đoán tâm lý và xu hướng trong tương lai.

Sau đây là 3 bước của quá trình vẽ chân dung khách hàng:

4.1 Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng

Thông tin chính là nguyên liệu làm nên bức chân dung khách hàng. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp thu được thông tin khách hàng. Cách phổ biến nhất là nói chuyện với đội ngũ bán hàng của công ty hoặc cũng có thể là thông tin từ đối tác, các tổ chức thống kê hoặc thậm chí phải đi mua để có nguồn dữ liệu tốt nhất.

4.2 Bước 2: Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu, doanh nghiệp cần xử lý những dữ liệu thô trở thành dữ liệu có ích và sử dụng được cho hoạt động của mình.

Doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều yếu tố như: Thu nhập, độ tuổi, thói quen, sở thích,… để phân nhóm. Thông thường, những điểm chung mà nhiều khách hàng có nhất sẽ là đặc điểm cần quan tâm để thuyết phục hiệu quả hơn.

4.3 Bước 3: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu từ dữ liệu đã qua xử lý

Sau khi thu thập và xử lý thông tin, bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất bạn cần làm đó là vẽ chân dung khách hàng. Các thông tin được xử lý ở bước 2 sẽ được chọn lọc và đưa vào hồ sơ khách hàng.

Một hồ sơ cơ bản sẽ gồm những thông tin như tên, thông tin nhân khẩu học, vấn đề gặp phải, hành vi mua hàng. Ngoải 4 thông tin chính đó, doanh nghiệp có thể bổ sung một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc điểm ngành hàng và hình thức kinh doanh của công ty.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên những đặc điểm đã được phác họa trong chân dung khách hàng mục tiêu kể trên.

Hy vọng bài viết “Các bước để doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu” của TingTing cung cấp đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

viVietnamese