Microsoft
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tên định danh là gì? 2 cách đăng ký tên định danh hiệu quả nhất

Trước khi muốn sử dụng các dịch vụ SMS Brandname và Voice Brandname thì đăng ký tên định danh là thủ tục mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Việc cấp tên thương hiệu cho các doanh nghiệp được Chính phủ đưa ra nhằm hạn chế các tin nhắn rác, thư điện tử và các cuộc gọi rác. 

Vậy thì tên định danh là gì? Các bước đăng ký tên như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tingting để có cho mình câu trả lời chi tiết nhất.

1. Tên định danh là gì?

Tên định danh (Brandname) được hiểu đơn giản là tên thương hiệu mà doanh nghiệp lựa chọn để hiển thị khi thực hiện các cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn cho khách hàng. 

Thay vì hiển thị số điện thoại khi nhắn tin hay gọi điện như trước đây thì hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải khai báo tên định danh thì mới được sử dụng các dịch vụ quảng cáo như SMS Brandname hay Voice Brandname.

Khi đặt Brandname, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không được sử dụng các ký tự đặc biệt như: [ ] ; “ ‘ / ? * @ # !
  • Không phân biệt chữ thường và chữ in hoa.
  • Không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latinh, chữ số (từ 0 đến 9), các ký tự: (-) (_) (.) và khoảng trắng.
  • Tên định danh phải bao gồm ít nhất 1 chữ cái, không được đặt tên chỉ bao gồm số.

Tất cả cá nhân và tổ chức đều có quyền đăng ký Brandname với số lượng không giới hạn. Tên thương hiệu mà doanh nghiệp đăng ký sẽ là duy nhất trên Hệ thống quốc gia do Bộ thông tin và truyền thông cấp và có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Cá nhân hoặc tổ chức nào đăng ký tên trước sẽ thuộc quyền sở hữu của cá nhân và tổ chức đó. Tên sẽ không còn hiệu lực nếu đã hết hạn hoặc bị Chính quyền thu hồi vì bất cứ lý do gì.

Tên định danh là tên các doanh nghiệp lựa chọn hiển thị khi gửi tin nhắn đến khách hàng 
Tên định danh là tên các doanh nghiệp lựa chọn hiển thị khi gửi tin nhắn đến khách hàng

2. Tại sao các doanh nghiệp cần đăng ký tên định danh?

Theo quyết định  91/2020/NĐ-CP mới của Chính phủ, mọi doanh nghiệp và tổ chức nếu muốn nhắn tin, gọi điện quảng cáo phải đăng ký tên định danh và không được dùng số điện thoại thông thường để quảng cáo. Tuyệt đối không được sử dụng số điện thoại như trước kia. Quyết định này được đưa ra nhằm ngăn chặn các tin nhắn, cuộc gọi rác mà khách hàng đã nhận được.

Nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức gửi tin nhắn quảng cáo vào danh sách người đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo sẽ bị phạt từ 80 – 100 triệu đồng. Đây thực sự là hình thức răn đe rất mạnh. Chính vì vậy, mọi doanh nghiệp nếu có nhu cầu tiếp thị thì đều cần đăng ký tên định danh.

Ngoài ra, việc đăng ký Brandname còn giúp các doanh nghiệp có độ nhận diện thương hiệu tốt hơn, giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh, nâng cao uy tín và đặc biệt là quảng bá được thương hiệu của mình đến với mọi khách hàng. 

Trong thực tế, nếu doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng bá sản phẩm mà không có Brandname thì sẽ bị đánh dấu là tin rác và tin spam. Điều này vừa gây tốn kém chi phí vừa không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp.

Đăng ký tên định danh giúp hạn chế được tình trạng khách hàng bị spam tin nhắn
Đăng ký tên định danh giúp hạn chế được tình trạng khách hàng bị spam tin nhắn

3. Các bước đăng ký tên định danh nhanh chóng nhất

3.1 Đăng ký tên định danh của doanh nghiệp qua cục ATTN 

Các bước đăng ký tên định danh bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Có hai phương thức nộp hồ sơ, bao gồm:

  • Nộp hồ sơ giấy: Các doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ qua bưu chính. Địa chỉ nhận hồ sơ: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin(Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.) Số điện thoại hỗ trợ: 0241.6404423.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến: Các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký tên định danh thông qua trang web: dichvucong.mic.gov.vn

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đối với các doanh nghiệp, tổ chức: Bản sao Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có chứng thực). Doanh nghiệp có thể  đăng ký nhiều tên định danh trong 1 lần nộp chứng từ. Bản khai cấp tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91. Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
  • Đối với các cá nhân: Bản sao CMND / CCCD / Hộ chiếu (có chứng thực). Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có + có chứng thực). Bản khai cấp tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91. Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Bước 2: Sau một ngày nhận được hồ sơ, Cục An toàn thông tin thông báo kết quả hợp lệ hay không và thông báo đóng lệ phí.

  • Nếu các doanh nghiệp, cá nhân nộp hồ sơ qua phương thức bưu chính: Cục ATTN sẽ gửi mail [email protected] để thông báo kết quả.
  • Nếu các doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến: Các doanh nghiệp nhận thông báo kết quả qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký và duy trì tên định danh

Phí cấp tên định danh bao gồm: 200.000/lần cấp lần đầu/cấp tên; 100.000/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016.

Bước 4: Cục ATTN gửi giấy chứng nhận tên định danh đến các doanh nghiệp, tổ chức

Chỉ với 4 bước đơn giản trên, các doanh nghiệp và tổ chức đã có thể sử dụng tên thương hiệu trong các hoạt động quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng.

3.2 Đăng ký tên định danh qua bên thứ 3

Nếu như như việc xin cấp tên định danh ở cục ATTN quá phức tạp và tốn nhiều thời gian thì các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đăng ký cấp tên qua bên thứ 3. 

Tìm đến các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ SMS Marketing hay những đơn vị trung lập hỗ trợ quy trình nhanh thì có thể cho bạn với chi phí phù hợp. Cách này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được cả thời gian và chi phí một cách tối ưu nhất.

Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để đăng ký tên định danh
Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để đăng ký tên định danh

4. Các trường hợp tên định danh bị thu hồi

Tên định danh của các doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng Brandname để gửi các tin nhắn rác hoặc cuộc gọi rác đến khách hàng.
  • Sử dụng Brandname để quảng cáo, truyền bá những sản phẩm bị pháp luật cấm theo kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Nộp chi phí duy trì Brandname không đúng thời hạn, tên sẽ bị thu hồi trong vòng 30 ngày nếu doanh nghiệp không tiến hành nộp phí duy trì.
  • Brandname được cấp đã hết thời hạn sử dụng và chưa được cấp gia hạn thêm thời gian.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức tự động hủy đăng ký tên định danh đó.
  • Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Tingting – Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký tên định danh nhanh chóng, uy tín

Hiện nay, đăng ký tên định danh qua các công ty thứ 3 đang là dịch vụ được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng. 

Tingting tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký Brandname nhanh chóng. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ với các ưu điểm nổi bật như:

  • Cung cấp dịch vụ đăng ký tên định danh hiệu quả, tốc độ.
  • Tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
  • Thủ tục đăng ký đơn giản.
  • Hỗ trợ 24/7.

Tingting luôn mong muốn mang lại những dịch vụ với chất lượng tốt nhất đến với khách hàng. Để sử dụng dịch vụ đăng ký tên định danh, liên hệ ngay với Tingting để được hỗ trợ nhanh chóng. Hy vọng bạn có những phút giây thật tuyệt vời với các dịch vụ đến từ Tingting!

viVietnamese